Văn hóa bài ngoại, tính dân tộc quá cao, chính trị gia đã có tuổi, nói chung cái gì cũng 'cũ'.
Với lượng nhân tài trong nước ngày một giảm sút, Nhật Bản đang cần thu hút tài năng nước ngoài để bù lấp khoảng trống và thúc đẩy kinh tế hơn bao giờ hết. Tân thị trưởng Tokyo Yoichi Masuzoe đã phát biểu gần đây: "Chúng tôi phải nhập khẩu nhân tài từ nước ngoài và đang tha thiết cần những người trẻ có năng lực". Nhưng dường như nguồn tài năng ngoại quốc có vẻ không mấy hào hứng đổ về Nhật Bản cho lắm. Lý do vì quốc gia này chưa chuẩn bị đầy đủ để mang lại thứ mà nhân tài cần: sự nghiệp. Việc thiếu một "chế độ" đúng đắn cùng các điều kiện kinh tế, xã hội và tư duy văn hóa cho phép nhân tài phát triển và tạo dựng sự nghiệp khiến Nhật Bản chợt lu mờ hơn so với những điểm thu hút nhân tài đầy tính cạnh tranh khác trên thế giới. Văn hóa, niềm tin, cái gì cũng 'cũ' Một độc giả trên Forbes bình luận: "Tôi hiện đang làm việc tại Nhật Bản, nhưng nếu muốn ở lại lâu dài thì quá khó. Năm 2012 - 2013, Nhật Bản hy vọng sẽ có trên 5000 người xin nhập cư nhưng cuối cùng chỉ có khoảng 1000. Đất nước này sẽ khó lòng khắc phục tình trạng thiếu lao động vì dân số già, văn hóa bài ngoại và tính dân tộc quá cao. Đây là những yếu tố khiến việc trở thành công dân thường trú tại Nhật Bản quá khó khăn. Các chính trị gia cũng đã có tuổi và xuất thân từ cùng một gia đình, niềm tin chính trị xã hội cổ xưa khiến xã hội bị tự mãn và lạc lõng trong việc thích nghi với thế giới đang thay đổi xung quanh." Lên chức khó như lên trời Nhật Bản đang tương phản rõ rệt với những điểm thu hút nhân tài quốc tế như Mỹ, Canada và Úc. Một độc giả khác trên Forbes cũng bình luận: "Hoa Kỳ là một xã hội rất mở và thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Cách đây một thập kỷ, nhiều thanh niên Trung Quốc sang Nhật học tập và ở lại tạm thời. Sau đó phần lớn hoặc trở về Trung Quốc hoặc là đi sang Mỹ. Tất cả đều than phiền rằng xã hội ở đó quá bảo thủ. Vươn được lên tầng lớp lãnh đạo trong công ty là một điều khó như lên trời. Trở ngại vô hình này khiến nhiều người giỏi phải ra đi." Công việc khắc nghiệt, tiền lương thấp Sau hai "thập kỷ mất mát" và làn sóng cải cách, một vài vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Bài viết xin trích lại bình luận của một độc giả thứ ba trên Forbes: "Tôi đã sống và làm việc ở đây hơn 30 năm, mọi thứ ngày càng tồi tệ. Giới trẻ Nhật Bản đang tách biệt và hướng nội một cách đáng sợ. Phần lớn người Nhật thấy không thoải mái khi tiếp xúc với người nước ngoài trong môi trường làm việc vì họ mang lại những tham vọng khác biệt. Tôi có cảm giác rằng người Nhật từ 40 đến 45 tuổi đều không mẩy tỏ ra sẵn sàng để thích ứng với một thế giới đang thay đổi chóng mặt." Trong khi hai thập kỷ mất mát chưa làm thay đổi thái độ của người Nhật với người nước ngoài thì tăng trưởng kinh tế đã làm tiền lương suy giảm. Nhiều người khuyên các nhân tài hãy sang châu Âu hay Úc vì đó là mảnh đất của cơ hội và đổi mới. Còn ở Nhật, thời gian làm việc thì khắc nghiệt mà đồng lương lại thấp (cùng một số tiền thì chỉ mua được 60% những thứ mình muốn ở bên Mỹ). Riêng đối với nhân tài các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil hay những nền kinh tế mới nổi khác, tại sao họ lại phải đổ về Tokyo trong khi nguồn cầu nhân tài tại quê nhà đang rất cao? Lời kết: Nhân tài nước ngoài không mấy mặn mà với Nhật Bản vì điều kiện kinh tế xã hội, tư duy văn hóa ở đây chưa thực sự rộng mở để đón nhận người nước ngoài. > Nhật Bản">>> Dân Nhật và Hàn thuê căn hộ nhiều nhất tại Việt Nam Thùy An Theo Trí Thức Trẻ/Forbes |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét