Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

“Vòng phấn Kavkaz” - một trong những kiệt tác sân khấu thế giới của tác giả Bertolt Brecht sẽ được công diễn miễn phí vào 20 giờ các ngày từ 17-19/9 tại Nhà hát Tuổi Trẻ (số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội).


“Vòng phấn Kavkaz” sẽ được công diễn miễn phí từ ngày 17-19/9 (Ảnh: Viện Goethe)
“Vòng phấn Kavkaz” - một trong những kiệt tác sân khấu thế giới của tác giả Bertolt Brecht sẽ được công diễn miễn phí vào 20 giờ các ngày từ 17-19/9 tại Nhà hát Tuổi Trẻ (số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội).

Vé tham dự chương trình hiện đang được phát tại Nhà hát Tuổi Trẻ và Viện Goethe (số 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Bản dựng “Vòng phấn Kavkaz” lần này là kết quả của sự hợp tác giữa Nhà hát Tuổi Trẻ và Viện Goethe. Theo đó, nghệ sỹ người Đức Dominik Guenther đảm nhiệm vai trò đạo diễn. Nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh và nghệ sỹ Sỹ Tiến của Nhà hát Tuổi trẻ là trợ lý đạo diễn.

“Với ‘Vòng phấn Kavkaz,’ khán giả sẽ được tiếp cận với một lối dàn dựng sân khấu khác với truyền thống. Ở đó, các diễn viên cũng thay đổi thói quen diễn, khám phá và bộc lộ được nhiều hơn những khả năng của chính mình,” nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh chia sẻ.

Theo chị, các tác phẩm sân khấu trước đây của Việt Nam thường được dàn dựng và trình diễn theo trường phái hiện thực tâm lý (tức là diễn viên hóa thân vào số phận, hoàn cảnh của các nhân vật, từ đó kéo khán giả dõi theo vở diễn).

Còn kịch của Bertolt Brecht được thể hiện theo hướng “sân khấu gián cách.” Ở đó, các diễn viên sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể, lý trí để nhắc khán giả biết rằng họ đang theo dõi vở diễn; đặt ra những câu hỏi cho khán giả từ các tình huống kịch để họ cùng đào sâu suy ngẫm chứ không chỉ thụ động xem kịch.

Theo đạo diễn Dominik Guenther, mặc dù các tác phẩm của Bertolt Brecht ra đời đã lâu nhưng thông điệp về tình yêu, tính nhân văn trong đó không bao giờ cũ: Sự vật sẽ thuộc về ai làm cho nó trở nên tốt hơn, vì vậy, “Vòng phấn Kavkaz” mang tính phổ quát toàn nhân loại.

“Để bản dựng phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả đương đại, tôi loại bỏ đi một số tình tiết cũ (liên quan đến Thế chiến thứ hai) và thêm vào đó những sáng tạo mới: phục trang hiện đại, nhân vật người kể chuyện sẽ dẫn dắt những sự kiện trên sân khấu với sự hỗ trợ của âm nhạc điện tử và các hiệu ứng âm thanh khác…” đạo diễn người Đức bật mí.


Một cảnh trong vở diễn (Ảnh: Viện Goethe)
“Vòng phấn Kavkaz” kể về cô người hầu Grusche Vachnadze nhỏ bé với tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh lớn lao. Trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, tổng trấn phu nhân đẩy dứa con trai vào tay cô hầu Grusche Vachnadze rồi biến mất cùng tiền bạc và quần áo quý giá.

Grusche Vachnadze đã sinh mối tình với người lính Simon Chachava để nuôi đứa bé lớn lên trong vô vàn khó khăn, nguy hiểm. Bỗng một ngày, tổng trấn phu nhân xuất hiện và đòi lại đứa con vì cậu bé sẽ được thừa kế một gia tài lớn. Quan tòa Azdak sẽ phải đưa phán quyết cho câu chuyện này.

Không chỉ giữ vai trò trợ lý đạo diễn, nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh còn trực tiếp tham gia vào vở kịch với vai mệnh phụ cao tuổi. Bên cạnh đó,“Vòng phấn Kavkaz”cũng quy tụ nhiều diễn viên trẻ như Bá Anh, Hoa Thúy, Nguyệt Hằng…

Bertolt Brecht (1898-1956) là một nhà thơ, nhà soạn kịch và đạo diễn sân khấu tài hoa người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình có người mẹ sùng đạo Tin lành theo truyền thống và một người cha theo đạo Công giáo.

Bertolt Brecht viết “Vòng phấn Kavkaz” ở Santa Monica (Mỹ) vào khoảng năm 1944-1945. Tác phẩm được công diễn lần đầu ở Mỹ vào năm 1948. Tuy nhiên, đến năm 1954 mới ra mắt công chúng Đức bằng tiếng mẹ đẻ.

Bên cạnh “Vòng phấn Kavkaz,” ông còn để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: “Nhạc kịch ba xu,” “Người tốt ở Tứ Xuyên,” “Cuộc đời Galilei”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét